ƯU ĐÀM

ƯU-ĐÀM ĐẠO TRÀNG HÂN HOAN ĐÓN CHÀO QUAN KHÁCH

Thursday, November 5, 2015

Vài nét về Đạo Tràng Ưu Đàm



Chùa ƯU ĐÀM



Phật Tử Trước Chánh Điện

 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

       

    Nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ và sự phát tâm của quý Phật tử, quý đồng hương xa gần trong bao năm nay, Đạo tràng Ưu Đàm xin thông báo: Tháng Ba năm 2012 Đạo tràng đã mua được ngôi nhà khang trang, rộng rãi tọa lạc trên nửa mẫu đất góc Blue Diamond và Rainbow. 
   
   Tuy cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng trong thời gian sắp tới, chúng tôi cũng sẽ cố gắng thu xếp để Phật tử sớm có nơi tu tập thoải mái hơn. 

   Đạo tràng Ưu Đàm được thành lập từ tháng 2 năm 2008, tại tư gia của một Phật tử cư ngụ tại địa chỉ 8946 Coral Shale St, Las Vegas, NV 89123 và đã được nhiều tín đồ Phật tử có đạo tâm hưởng ứng tham gia.  Trong hơn 3 năm nay, đạo tràng đã tổ chức thường xuyên nhiều khóa tu mỗi tháng 2 ngày, nhằm vào thứ ba và thứ tư của tuần đầu tiên hằng tháng.  Các khóa tu đều có các Chư Tôn Đức khắp các tiểu bang đến hướng dẫn tu học.  

   Hy vọng sự thành lập được Đạo Tràng Chùa Ưu đàm này, đây sẽ là nơi an trú tâm linh cùng nhau tu tập của tất cả đạo hữu để tất cả sẽ rời được bến mê, sống đời an lạc đi vào con đường giải thoát giác ngộ, hướng tới niết bàn niên viễn...

Tâm Thái

***

Vegas nắng đẹp trời trong
Ưu Đàm nở rộ trong lòng chúng sanh
Về Ưu Đàm cho lòng ta an lạc
ĐếƯu Đàm Phật Pháp mãi trong ta...


Wednesday, August 13, 2014

Tin Tức - Thông Báo


THƠ MỜI THAM DỰ ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN 
PL.2565-2021 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính Bạch Chư Tôn Thiền Đức, Tăng Ni.
Kính Thưa Quý Đồng Hương Phật Tử Las Vegas,
Mùa Phật Đản năm nay (PL 2565), chùa Ưu Đàm sẽ tổ chức vào lúc 10:00 sáng Thứ Ba ngày 01 tháng 06 năm 2021.  Trong chương trình ngày Phật đản sanh sẽ có Hòa Thượng Thích Minh Dung, tru trì chùa Quang Thiện, Otario, CA cùng tăng đoàn quang lâm chứng minh và sự hiện diện của Ni sư Thích Nữ Huệ Thảo và quý chư Tăng Ni tại địa phương.
Chúng tôi kính mời quý đồng hương Phật tử hoan hỷ sắp xếp thời gian cùng nhau vân tập về Đạo tràng chùa Ưu Đàm để thể hiện tấm lòng tưởng nhớ đến ngày Đức Thế Tôn đã thị hiện vào cỏi Ta Bà mang ánh sáng Chánh Pháp đến cho chúng sanh đang trầm luân trong biên khổ. Đồng thời chúng ta có dịp cầu nguyện cho toàn thế giới sớm thoát đại dịch Corona để trở về cuộc sống bình thường. 
Toàn thể ban tổ chức hân hoan chào đón quý đồng hương Phật tử trở lại với ngôi chùa Ưu Đàm.  Vì hoàn cảnh đại dịch toàn cầu mà ngôi nhà tâm linh hơn một năm nay đã  thiếu vắng rất nhiều hành giả đến tu tập, hành trì niệm Phật.... 
Đạo tràng chùa Ưu Đàm xin kính chúc quý vị cùng gia quyến luôn an lành, khỏe mạnh và mọi sở cầu như ý nguyện.

Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát

Trân trọng kính mời

Hinh Ảnh Quá Trình Thành Lập ƯU ĐÀM




Chùa Ưu Đàm thủa ban sơ

Xin bấm nút READ MORE để xem tiếp


HÌNH ẢNH SINH HOẠT

Ngày Tu An Lạc
Thượng Tọa Thích Phước Tiến

 21 Tháng 03 Năm 2023




Thành Kính Tưởng Niệm HT Thích Thái Siêu, 
Đạo hiệu Đỗng Tuyên 
1945-2022
Chùa Ưu Đàm Las Vegas


***


Hòa thượng Thích Đỗng Tuyên thế danh Trương Thái Siêu, Viện chủ Chùa Đại Bảo Trang Nghiêm, tọa lạc tại số 2553 Darwin Street, thành phố Hayward, tiểu bang California, Hoa Kỳ đã xã bỏ báo thân an nhiên thị tịch vào lúc 6:00 chiều ngày 20 tháng 3 năm 2022 (ngày 18 tháng 02 năm Nhâm Dần), thế thọ 78, lạp thọ 58.  

Ý NGHĨA TRAI ĐÀN CHẨN TẾ CÔ HỒN


Trong các lễ cúng thí Cô hồn, Trai đàn Chẩn tế được tổ chức quy mô nhất. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật Giáo Đại thừa Mật Tông được gói trọn vào đây.
Về hình thức, trai đàn nầy dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo. Tức bố trí theo một hình thức đơn giản của mạn đà la (mandala).
Đó là một vòng tròn, được tượng trưng như một đóa hoa sen nở trọn, và vòng tròn nầy là căn bản vũ trụ luận của Mật Giáo. Thông thường có hai bộ mạn đà la. Kim Cang giới mạn đà la (Vajradhàtu-mandala) biểu tượng cho trí huệ sở chúng của Phật. Thai tạng giới mạn đà la (garbhadhàtu-mandala) biểu tượng cho phương tiện độ sanh của Ngài. Mỗi mạn đà la đều dựa trên một số chủ điểm tư tưởng của Đại thừa giáo. Chủ điểm đáng ghi nhớ nhất, đại lược như sau:

Ba Ngày Đăng Đàn Chẩn Tế tổ chức tại Chùa Ưu Đàm từ 30 tháng 9 đến 1 tháng 10 năm 2019






CHUYẾN DU HÀNH MIỀN ĐÔNG BẮC


Hồi  Ký của Tâm Thái





Tôi bắt đầu chuyến đi ba tuần lễ đi về miền viễn Đông vào ngày 26 tháng 3, 2019. Một mình “thân gái dậm trường” vào vùng trời khá xa lạ “tìm thầy học đạo” và thử trải nghiệm cuộc sống khổ hạnh của người xuất gia là điều tôi muốn thực hiện từ lâu.


THẦY THÍCH MINH QUANG - CHÙA ƯU ĐÀM





 



Thích Trí Huệ



Thượng Tọa Thích Pháp Hòa @ Thich Tánh Tuệ

                           GIÁ TRỊ NHỮNG NIỀM ĐAU-THÍCH TÁNH TUỆ- CHÙA ƯU ĐÀM 
                                                        LAS  VEGAS-07/04/18



Thích Trí Siêu

Nghiệp Báo - Phần I



Sức Khỏe và Tâm Linh - BS Sam Nguyễn


Tôi Thấy Phật-Sư Cô Thông Hòa - Vegas 07/05/2016


Thiên Táng


Con người sống trên đời, dù giàu sang hay nghèo đói, dù già hay trẻ, dù khỏe mạnh hay ốm đau, khi đã đến lúc hết thọ mệnh thì mới chợt nhận ra, cả đời này không mang theo được điều gì…
Đời người dài hay ngắn cũng chỉ có trăm năm. Có người nói “chết là hết”, lại có người cho rằng chết là sự khởi đầu cho một cuộc sống mới. Với người dân Tây Tạng, cái chết đơn giản là linh hồn đã rời khỏi thể xác, những gì còn lại nơi thế gian chỉ là một thân xác trống rỗng, vô hồn.
Người dân Tây Tạng coi chim kền kền là một linh vật thiêng liêng, họ tôn kính gọi chúng là “Thánh đại bàng”. Bởi vậy thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, họ sẽ đưa thi thể lên núi làm mồi cho kền kền. Tập tục này được gọi là “thiên táng”, hay “điểu táng”.

Bài Đọc Trong Tuần: Tâm Sự Tuổi Già

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.
Qua một ngày, mất một ngày. Qua một ngày, vui một ngày. Vui một ngày lãi một ngày… 
Xin bấm "Read more" bên trái ở dưới để xem tiếp

Sát Na


  Mẹ tôi theo đạo Phật. Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần đi chùa, bà thường dẫn tôi theo. Tôi thật ra lúc ấy còn quá nhỏ, theo mẹ chỉ để cho bà vui chứ ngồi hàng giờ kinh kệ riết tôi cũng chán, tay chân ngọ ngoạy, trông mẹ gõ mỏ tụng niệm mau cho xong để còn chạy ra sân chùa chơi. Quê tôi, hình như chùa nào cũng trồng cây bồ đề, loại cây sum suê lá và rễ bò ngoằn ngoèo như những con rắn. Tôi nghe mẹ tôi kể ngày xưa đức Phật đắc đạo ngay dưới gốc bồ đề nên thiêng lắm. Ai cần gì cầu đức Như Lai cứ đến gốc bồ đề mà khấn thì sớm muộn gì cũng được như ý. Tôi tin lời mẹ, mỗi lần sắp đến kì thi, lại trốn mẹ đến gốc bồ đề. Tôi xin Phật Tổ phù trợ tôi học bài mau thuộc, làm bài điểm mười… Không biết Phật có chứng lời khấn của tôi không nhưng nhiều lần tôi cũng đạt điểm cao. Vậy là, tôi lại ra gốc bồ đề, hái vài lá cây thả xuống cái giếng sâu cạnh chùa tạ Phật… Đó cũng là cách tạ ơn Như Lai che chở, độ trì, mẹ tôi bảo vậy…

Tuesday, August 12, 2014

CHỈ LÀ MỘT NẮM TRO

Ni sư Thích Nữ Hạnh Chiếu

“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được. Từ đó tôi có một cảm nhận riêng, xin được chia sẻ với tất cả các bạn đồng tu nắm tro này.

Vì là nữ nên Hòa thượng sắp xếp ở thiền viện ni tức Linh Chiếu. Cụ lớn tuổi nên không nhập chúng, mà ở cái thất trong khuôn viên thiền viện do Hòa Thượng cất cho. Vì thế chúng tôi xem cụ như một thiền sinh ni của viện. Cụ rất siêng tu, không bao giờ lơi lỏng, tự lực lo cho mình mọi việc, ít làm phiền đến chư Ni. Năm 91 tuổi cụ vẫn tự quét nhà, rửa chén, giăng mùng, không phải nhọc nhằn ai, sáng suốt minh mẫn và rất dễ thương. Đến 92 tuổi cụ mất, ra đi hết sức nhẹ nhàng, không giật mình giật mẩy, không làm kinh động đến đại chúng.


Xin bấm "Read more" bên trái ở dưới để xem tiếp

TỪ BI VỚI MÌNH

Một chút lan man Ngày Tết

Bs. Đỗ Hồng Ngọc

Ghi chú: Vào tuổi 70, tôi viết cho mình một bài viết để tự nhắc nhở rằng… hãy “từ bi với mình”, hãy “nương tựa chính mình” và in trong tập Tùy bút: “Chẳng cũng khoái ru?” (mà nhiều bạn cứ đọc nhầm thành chẳng ru cũng khoái, chẳng khoái cũng ru, ru cũng chẳng khoái, khoái cũng chẳng ru … lung tung cả lên!). Bài viết chẳng ngờ được chia sẻ nhiều trên mạng, trên một thế giới phẳng, toàn cầu hóa của hôm nay.   Rồi mỗi bài post lên được “biên tập” lại một chút,  chỉnh sửa một chút theo ý riêng, thậm chí đặt lại cái tựa và… truyền đi thật vui, nhất là vào những ngày Tết nhất này.
Hình như Tết, bên cạnh sự ồn ào, náo nhiệt, ầm ỉ… mỗi người đều có dịp ngẫm ngợi về mình, như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng ôm đàn hát:” Tôi đang lắng nghe, tôi đang lắng nghe, tôi đang lắng nghe…” vậy!
ĐHN
(Tết Bính Thân, 2016)

Tâm Vô Trụ và Chân Vọng


Truyện rằng:

‘Tanzan và Ekido trong lúc di hành, gặp một cô gái đẹp, đang lúng túng vì không thể qua ngã tư đoạn đường lầy lội. Lập tức Tanzan bảo “Đi này cô bé.” Rồi Tanzan bế cô gái lên và đưa qua quãng đường lầy. Ekido từ đó không buồn nói một tiếng nào cho đến khi cả hai dừng lại trong một ngôi đền. Rồi như không còn chịu được nữa, Ekido lên tiếng nói với Tanzan “Chúng ta là những nhà sư, không được phép gần đàn bà, làm như thế là phạm giới và bị người đời dị nghị.’ Tanzan mỉm cười đáp “Tôi đã bỏ nàng ở chỗ đó rồi, anh còn mang nàng theo đây sao?”’
                                      Xin bấm "Read more" bên trái ở dưới để xem tiếp

Bình Thản Đón Nhận

Bình Thản Đón Nhận

VIÊN MINH
Trích: Sống Trong Thực Tại

Trải qua những bước thăng trầm
Mới hay bậc trí giữ tâm làm đầu
An nhiên giữa cuộc bể dâu
Khổ đau nhẫn được, đạo mầu chẳng xa! (Viên Minh)

Đứng trước những sự cố hay những vấn đề rắc rối, chúng ta thường có thói quen hành động vội vàng theo cảm tính hoặc quan niệm đã được lập trình sẵn trong bộ nhớ, thiếu nhận thức sự kiện trực tiếp rõ ràng và thiếu soi chiếu lại mình một cách minh bạch. Điều gì trái ý chúng ta liền giận dữ phản kháng, và cố gắng loại trừ càng sớm càng tốt; điều gì vừa lòng thì thích thú nắm bắt ngay và nỗ lực chiếm hữu cho bằng được. Hai thái độ cảm tính và quán tính này thiếu hẳn sự sáng suốt tỉnh thức và sự trầm tĩnh nhẫn nại
                  
                             Xin bấm "Read more" bên trái ở dưới để xem tiếp.

Hãy Thong Thả Sống

Trần Mộng Tú
 
Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào. Ta hối hả sống, vui, buồn, khỏe, yếu, ta cứ lướt qua rồi không ngoái đầu lại nhìn chuỗi ngày tháng ta đã tiêu hao của một đời người.
 
Cho đến khi có một người bạn vừa ngã bệnh, bệnh nặng, không biết sẽ mất đi lúc nào, lúc đó ta mới xa, gần, hốt hoảng gọi nhau.
Tưởng như chưa từng có người bạn nào “Chết” bao giờ...
Hay ta có một người thân trong gia đình, đang rất khỏe vừa báo tin bị bệnh hiểm nghèo. Gia đình, họ hàng cuống lên, sợ hãi như chưa nghe đến ai nói về cái chết bao giờ, chưa chứng kiến cảnh vào bệnh viện, cảnh tang ma bao giờ..
 

Tùy bút "Đời" - Thầy Thích Trí Siêu 
Hôm nay chúng ta sẽ nói chyện đời, vì đời và đạo là hai mặt của một đồng tiền. Nếu không có đời thì sẽ không có đạo, đời và đạo nương nhau mà có. Phật pháp bất ly thế gian pháp. Không phải chỉ nói thiền, tịnh, vô ngã, tánh không, v.v... mới là Phật pháp mà ngay cả những chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, gánh nước, bửa củi, lặt rau, rửa chén, quét nhà cũng là Phật pháp. Phật pháp không hẳn chỉ dạy cầu niết bàn, vì căn cơ chúng sinh khác nhau, đâu phải ai cũng muốn
                                    Xin bấm "Read more" bên trái ở dưới để xem tiếp

Quán Niệm về Cái Chết.

Namo Sakya Muni Buddha

Thỉnh thoảng trong đời chúng ta nên suy nghiệm về cái chết.  Ðúng ra, chúng ta nên 
nghiệm về nó hàng ngày. Ðức Phật khuyên nên nghĩ về cái chết thường xuyên ( Maraṇānussati )
 vì làm vậy có nhiều cái lợi. Chúng ta hãy xem suy nghiệm về cái chết thì được lợi như thế nào. 
Trước tiên, chúng ta cần nói rõ rằng suy nghiệm về cái chết không có nghĩa chúng ta phải trở nên buồn rầu, sợ hãi, bệnh hoạn, hoặc ngã lòng, chỉ muốn tự tử.   Không, trái lại khi nghiệm một cách  hiểu biết về cái chết chúng ta càng có thể sống một cách hiểu biết và từ bi hơn.

Tuesday, July 1, 2014

Đừng Lo Sợ Phạm Lỗi

Ajahn Brahmavamso Mahathera

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường không nhớ rằng sự phạm lỗi thật ra chẳng có gì quan trọng. Đối với Phật giáo, nếu lỡ làm lỗi thì cũng không sao cả. Chúng ta không bắt buộc phải toàn hảo. Quý vị thấy có đáng mừng không?

Sunday, December 8, 2013

ĐẠO PHẬT VÀ CON SỐ 108....


Cây bồ đề được coi là một trong những biểu tượng của nhà Phật. Nơi Đức Phật thiền định để tìm ra nguồn gốc mọi khổ đau, con người phải hứng chịu. Gỗ của cây bồ đề được dùng làm tràng hạt sử dụng trong các buổi trì chú hoặc tụng kinh. Xâu chỗi tràng hạt thường có 108 hạt.
chuoibode
Xâu chuỗi tràng hạt
                                             Xin bấm "Read more" bên trái ở dưới để xem tiếp

Wednesday, November 27, 2013

Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo

CÓ MA HAY KHÔNG ?
Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo


manusitinh-04Có Ma hay không có Ma ? Ma là gì ? Ma ở đâu ? Ma có làm hại được ta hay không ? Phải trừ Ma như thế nào ?... Đó là những câu hỏi có thể nêu lên cho mỗi người trong chúng ta, vì có thể có người chưa hề « gặpma » bao giờ, nên tò mò cũng muốn biết xem Ma ra thế nào, hoặc có người đã từng « thấy ma » nên vẫn còn bị Ma ám ảnh và muốn biết xem cái thấy của mình, hay là cái con Ma họ thấy có thật hay không. Vậy ta hãy xem quan điểm của Phật giáo về Ma như thế nào. 

ÂM THANH CỦA SỰ YÊN LẶNG

ÂM THANH CỦA SỰ YÊN LẶNG 
Ajahn Sumedho 
Hoang Phong chuyển ngữ
Lời giới thiệu của người dịch:        

Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Sumedho vào mùa kiết hạ năm 1994 tại ngôi chùa Amaravati do chính ông thành lập ở Anh Quốc. Ajahn Sumedho là một người Mỹ (tên thật là Robert Jackman), sinh năm 1934, và là đệ tử của vị đại sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1992). Ông hoằng pháp ở Anh từ năm 1977 và đã thành lập nhiều ngôi chùa tại Anh quốc.
            Bài thuyết giảng của ông dưới đây thật sâu sắc, với cách phân tích và trình bày vô cùng khúc triết về sự vận hành của tâm thức. Là một thiền sư khác thường, thế nhưng cách thuyết giảng và mô tả của ông thì lại rất thực tiễn, minh bạch và dễ hiểu, giúp người nghe có thể đạt được những cấp bậc hiểu biết rất cao.

Thursday, October 31, 2013

Chiếc giường đắt nhất trên thế giới chính là giường bệnh



Cuộc sống vội vã, kiếp người bé nhỏ, ngoảnh đầu lại đã hết nửa đời người. Thời gian trôi nhanh như bóng câu lướt ngoài cửa sổ. Hôm qua còn vui vầy cùng bè bạn mà hôm nay đã đôi ngả lìa tan. Người cũ lâu không gặp, chuyện cũ lâu không bàn. Chớp mắt một cái, nhìn quanh mình chẳng còn lại mấy ai. Thời gian không đợi một ai, một sớm soi gương thấy tóc Ta điểm bạc, hồng trần có khác nào cõi mộng vậy thôi… 
 

Tuesday, October 1, 2013

LuậnTuổi Già

MỎI GỐI NGƯỜI ĐI ĐỨNG LẠI NGỒI" -  Bùi Giáng.

Ở lứa tuổi “xưa nay hiếm” người ta thường hay nhắc đến “quỹ thời gian”, ráng thu xếp và làm những việc gì mình thích hoặc muốn thực hiện cho xong. Nhưng, câu trả lời là không. Hình như tôi không có ý niệm có một “quỹ thời gian” nào đó, bởi tôi không thể biết trước tôi có bao nhiêu, đã xài hết bao nhiêu, còn lại bao nhiêu để… lên kế hoạch. Bùi Giáng có câu  “Một đời lận đận đo rồi đếm / Mỏi gối người đi đứng lại ngồi” Kinh nghiệm là khi mình có tuổi, nên thường xuyên gặp gỡ những người cao tuổi hơn để lúc nào mình cũng “quá trẻ” như vậy!

Monday, January 14, 2013

Nghiệp Chướng


Phật dạy: Tự hóa giải nghiệp chướng để an yên suốt đời!
Cách hóa giải nghiệp chướng :
 Mọi việc xảy ra đều là do Nghiệp hay còn gọi là những hậu quả, những sai lầm trong quá khứ của bạn. Quá khứ có thể gần trong kiếp này hoặc xa xôi từ kiếp trước.
Oán thù vốn là do con người tự kết, vì lòng tham, sân, si của mỗi người, không phải duyên phận, không phải ý trời mà là ý người. Thế gian này người chân chính học Phật không nhiều, người cầu xintiêu tai giải nạn lại quá nhiều. Ai cũng cho rằng đọc kinh sám hối, bái Phật dâng hương, ba bước đi một bước quỳ thì có thể tiễu trừ nghiệp chướng. 

Tuesday, October 23, 2012

CÕI TẠM

Nghỉ hè nghỉ phép, ta thường đi chơi xa, trú ngụ tạm tại khách sạn. Dăm ba bữa nửa tháng, lại trở về nhà. Thường khi về nhà, lọt vào khung cảnh cũ, ngả mình trên chiếc giường quen thuộc, ta luôn luôn cảm thấy thoải mái, thú vị. Khách sạn là cõi tạm, nhà là cõi thực. Cuộc đời này là một cõi tạm. Hầu như mọi người đều nghĩ như vậy. Nhưng cái cõi tạm này, chúng ta tạm trú hơi lâu, quen hơi quen tiếng, nên khó rời. Biết là tạm mà vẫn cứ thích ở... khách sạn !

Ông bạn da đen của tôi, rất tha thiết được chầu Chúa, đạo Cơ Đốc thuần thành, Chúa Nhật nào cũng đi nhà thờ, trong túi không bao giờ quên tờ giấy hai chục đô cúng dường, cuốn Thánh Kinh luôn luôn đeo theo người, nói câu nào cũng mời Chúa về góp tiếng cho chắc ăn. Một bữa, thấy ông vất vả với công việc, tôi giỡn.

Sunday, September 30, 2012

NIỀM VUI TỊCH LẶNG - Vĩnh Hảo

Mưa nh trong đêm. Lng tai tht k mi nghe được tiếng rơi tí tách bên ngoài qua khung ca kiếng đóng kín. Hàng cây cao rũ lá ướt trên các nhánh khô gy đu thu. Đèn đường lng soi trên nhng vũng đng. Côn trùng im tiếng. Không có tiếng đp cánh ca chim đêm. Không có tiếng chân người dm xào xc trên lá. Cũng không có tiếng đng cơ nào ca xe c trên đường. Hơi th nh như tơ tri. Nh như hư không.
Không ba tic hay bui hp mt nào có th đem đến nim vui lâu dài. Mi người s đến, và mi người s đi. Nếu vui được gp thì s bun vì chia xa.